Đầu tư khu công nghiệp làn sóng mới trong giới đầu tư năm 2022

Trong năm 2021, tình hình dịch bệnh diễn ra vô cùng phức tạp khiến các khu công nghiệp gặp muôn vàn khó khăn. Tuy nhiên khi dịch bệnh qua đi, tình hình kinh tế ổn định trở lại thì các khu công nghiệp, chế xuất tại Việt Nam vẫn là điểm đến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh những KCN tại các vùng trung tâm phát triển như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh… Những bất động sản công nghiệp mới cũng đã sẵn sàng đón sóng đầu tư thời hậu Covid.

Điểm danh một số dự án khu công nghiệp mới nhất 

Mặc cho diễn biến dịch bệnh vẫn diễn ra phức tạp các dự án khu công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang dần kiểm soát tình hình và bước qua đợt dịch thứ 4 và hồi phục các hoạt động kinh tế, sản xuất. Nhờ những thuận lợi này, sức hút đầu tư vào các dự án bất động sản công nghiệp.

khu công nghiệp 1

Theo thống kế vào cuối năm 2021 có 25 dự án được phê duyệt với số vốn hơn 46 nghìn tỷ đồng. 6.000 ha dự án KCN đang gấp rút hoàn thành và sẽ nhanh chóng đi vào vận hành. Các dự án trải dài khắp 3 miền Tổ quốc. Tại miền Bắc dự án tập trung ở các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Miền Trung, tiêu biểu là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Bình Thuận… Tại miền Nam các khu công nghiệp tập trung nhiều tại Vĩnh Long, Long An, Bình Dương, Tiền Giang…

Đối với dự án mới, có 6 dự án nổi bật nhận được sự chú ý của giới đầu tư cụ thể là: dự án  Hòa Đức III – Slico Long An, Bình Minh – Vĩnh Long, Phú Tân – Bình Dương, Hàm Kiệm I – Bình Thuận, Bình Đông – Tiền Giang, KCN Nam Đình Vũ. 

Tìm hiểu tình hình dòng vốn toàn cầu

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Thành Thống, dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có sự thay đổi mạnh mẽ và khó đoán. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thay đổi này là do ảnh hưởng của làn sóng đại dịch Covid-19. Báo cáo về tình hình kinh tế toàn cầu của Liên Hiệp Quốc cũng đã công bố, dịch COVID-19 đã làm dòng vốn toàn cầu giảm tới 40% trong năm 2020, từ mức 1,54 ngàn tỷ đô la Mỹ ghi nhận được vào năm 2019 và giảm tiếp 5-10% vào năm 2021.

khu công nghiệp 2

Tuy nhiên theo ghi nhận tình hình vốn đầu tư trong nước, Việt Nam lại trở thành điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư nước ngoài đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư sản xuất linh kiện điện tử, may mặc, chế biến tại khu công nghiệp. Dòng vốn dịch chuyển vào Việt Nam chủ yếu đến từ các nền kinh tế lớn tại châu Á, Hoa Kỳ và trong khối ASEAN. Để đạt được điều này, tất cả là nhờ vào sự tích cực và hiệu quả của chính sách chống dịch của nhà nước và ý thức của người dân. Nhờ đó mà Việt Nam vừa kiểm soát tốt dịch bệnh, vừa thúc đẩy sản xuất – kinh doanh, chặn đà suy giảm kinh tế”. 

Việt Nam đã có những thay đổi ở phân khúc đầu tư, xây dựng khu công nghiệp

Nhận thức được sự dịch chuyển của dòng vốn, Việt Nam cũng gấp rút chuẩn bị tiền đề cần thiết để sẵn sàng đón nhận làn sóng chuyển dịch mới. Hướng đến trở thành tâm điểm sản xuất quan trọng của khu vực và trên thế giới. Trong đó trọng tâm là việc chuyển đổi khu công nghiệp truyền thống sang hệ sinh thái công nghiệp.

Chuyển dịch thị trường từ cho thuê đất công nghiệp cho thuê sang nhà xưởng xây sẵn

Tuy nhiên theo như trao đổi với ông Lê Trọng Hiếu, GĐ Bộ phận kinh doanh văn phòng và BĐS công nghiệp Công ty CBRE Việt Nam, hiện tại nguồn cung đất công nghiệp tại khu vực phía Bắc và phía Nam đang hạn chế. Đặc biệt như các tỉnh: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên hay phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Long An thì quỹ đất hiện khá eo hẹp. Chính vì vậy, thị trường nhà xưởng và nhà kho xây sẵn đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

khu công nghiệp 3

Theo thống kê vào quý 3/2021, số lượng nhà xưởng và nhà kho xây sẵn tăng mạnh ở các khu công nghiệp trọng điểm. Trong đó, thị trường miền Bắc cung cấp 2,1 triệu m2 xưởng và kho xây, tăng trưởng 25,3% so với cùng kỳ. Tại miền Nam, nguồn cung kho xây sẵn cũng tăng 28,2% so với cùng kỳ; diện tích đạt 2,7 triệu m2,  xưởng xây sẵn là 2,9 triệu m2, tăng 11% so với cùng kỳ.

Giá chào cho thuê dịp đầu năm cũng tăng mạnh. Giá chào cho thuê đất công nghiệp tại một số KCN như TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An tăng 20 – 30% so với cùng kỳ. Với xưởng xây sẵn, giá cho thuê vẫn ổn định, ở một số dự án mới giá tăng nhẹ  5 -10% ở các dự án mới. Tuy nhiên tại thời điểm dịch bệnh căng thẳng giá thuê cũng chịu tác động và giảm nhiệt đôi chút. Nhưng khi tình hình được kiểm soát, các nhà máy, khu chế xuất hoạt động trở lại thì giá thuê ngay lập tức lấy lại phong độ. 

Kho, nhà xưởng xây sẵn phân khúc bất động sản công nghiệp mới đầy tiềm năng 

Theo quan điểm của Ông C.K Tong, Tổng Giám đốc CTCP Phát triển Công nghiệp BW có hai lợi thế của các kho, xưởng xây sẵn tại các khu công nghiệp. Thứ nhất chính là tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng so với việc thuê lại đất công nghiệp rồi tự xây dựng. Thứ 2 là điều khoản thanh toán linh hoạt; cắt giảm nhiều gánh nặng về thủ tục hành chính như xin giấy phép xây dựng, chứng chỉ xây dựng… Bên cạnh đó thuê nhà xưởng, kho xây sẵn khiến doanh nghiệp nhận được thêm lợi ích sẵn có về đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, nhân lực sẵn có và cơ sở hạ tầng thuận lợi… Từ những lý do này, phân khúc bất động sản công nghiệp xây sẵn  và cho thuê luôn giữ nhiệt từ năm 2020 đến nay.

khu công nghiệp 4

Cũng theo ông C.K Tong, từ 2018 đến nay, BW đã chọn Việt Nam để đầu tư lĩnh vực này. Hiện doanh nghiệp đang đầu tư tại 5 tỉnh là Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương, Đồng Nai với quy mô hơn 1,2 triệu m2 diện tích sàn. Riêng trong quý 3/2021, doanh nghiệp đã đầu tư vào 21 dự án, trong đó có 12 dự án nhà xưởng xây sẵn, 7 dự án kho vận hậu cần, bán và hiện đã cho thuê lại 2 dự án. Hướng đi của  doanh nghiệp là tập trung vào chiến lược tăng trưởng đa hướng tiến hành mua lại, phát triển và cho thuê bất động sản tại khu công nghiệp.

Phát triển BĐS công nghiệp cũng cần chú ý đến vấn đề dân sinh

Đó là ý kiến ông Nguyễn Phước Lộc, TGĐ Công ty Quốc tế Protrade. Theo ông Lộc để phát triển hạ tầng khu công nghiệp sinh thái để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước cần có chính sách tốt để thúc đẩy tạo chuỗi cung ứng có giá trị cho thị trường BĐS công nghiệp. Vấn đề trước hết là phải có đất sạch, hạ tầng chất lượng với mức giá hợp lý. Bên cạnh đó cũng cần phát triển hệ thống  giao thông và cảng biển. Và một vấn đề hết sức thiết yếu là cải thiện điều kiện sinh sống của công nhân trong nhà máy.

khu công nghiệp 5

Phát biểu về vấn đề này Thứ trưởng Võ Thành Thống cho biết, cả nước có 336 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 97.000 ha. Về cơ sở hạ tầng công nghiệp, các dịch vụ kho bãi, logistic… cũng đang phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Nhằm hướng đến sự phát triển bền vững KCN đang từng bước chuyển đổi mô hình theo hướng bền vững gắn liền với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với một số đơn vị tiến hành chuyển đổi KCN truyền thống sang hình thức sinh thái, phát triển chiều sâu thay vì phát triển chiều ngang để đảm bảo mức sống ổn định và dần cải thiện tốt hơn cho người lao động.

Tạm kết 

Trong năm 2022 và những năm tới, Chính phủ sẽ tiếp tục cải thiện chính sách thu hút đầu tư thông qua các quy định mới thông thoáng nhưng có chọn lọc. Cụ thể là ưu tiên các dự án khu công nghiệp sử dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường. Đồng thời các tỉnh thành sẽ cùng liên kết thực hiện thí điểm hình thành mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng. Từ đó tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu mang lại thành tựu mới cho nền kinh tế nước nhà. Hy vọng rằng với hướng đi mới của nhà nước, BĐS khu công nghiệp sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều nguồn vốn đầu tư hơn nữa. 

Đánh giá bài viết:
5/5
Facebook
Twitter
Email

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo buildingcenter@gmail.com hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án này

Leave A Reply